1. Nguyên tắc chung trong điều trị loãng xương ở người đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa phổ biến trên toàn cầu. Đái tháo đường có liên quan chặt chẽ với loãng xương và nguy cơ gãy xương. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, nguy cơ gãy xương do loãng xương cao gấp 1,5 lần so với người không đái tháo đường.
Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh loãng xương ở người đái tháo đường bao gồm kiểm soát đường huyết tốt, phòng ngừa hạ đường huyết và té ngã, các chương trình tập luyện thể dục để cải thiện sức mạnh của cơ và xương nói chung. Bên cạnh đó, chế độ bổ sung calci, vitamin D cũng rất quan trọng trong việc điều trị loãng xương.
2. Kiểm soát đường huyết tốt
Mức đường huyết cao do kiểm soát bệnh tiểu đường kém, thời gian mắc bệnh đái tháo đường nhiều năm làm tăng nguy cơ gãy xương. Kiểm soát đường huyết bao gồm các biện pháp dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập luyện thể dục. Các biện pháp kiểm soát đường huyết tích cực không liên quan đáng kể đến nguy cơ gãy xương hoặc té ngã so với liệu pháp tiêu chuẩn.
Một nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa HbA1c (trị số cho biết tình trạng kiểm soát đường huyết) và nguy cơ nhập viện do gãy xương có thời gian theo dõi trung bình trong 20 năm. Những người có HbA1c ≥8% có nguy cơ nhập viện do gãy xương cao hơn 63% so với những người có HbA1c dưới 8%. bệnh nhân đái tháo đường type 2 có HbA1c >7,5% có nguy cơ gãy xương tăng 62% so với những người có HbA1C dưới 7,5%.
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, nguy cơ gãy xương cũng tăng khi HbA1c tăng cao. HbA1c tăng thêm 1% thì nguy cơ gãy xương tăng thêm 5% ở nam và 11% ở nữ đái tháo đường type 1.
3. Phòng ngừa té ngã và hạ đường huyếtHạ đường huyết dễ dẫn đến té ngã. Té ngã là biến cố quan trọng gây gãy xương ở người đái tháo đường. Trong điều trị loãng xương, chúng ta cần xác định nguy cơ té ngã cao ở các trường hợp sau đây:
- Người bệnh có các đợt hạ đường huyết do dùng thuốc (chủ yếu là insulin).
- Tiểu đêm nhiều lần (chú ý ở người có biến chứng bệnh thận do đái tháo đường).
- Thị lực kém do bệnh võng mạc hoặc đục thủy tinh thể.
- Giữ thăng bằng kém do bệnh lý thần kinh, loét bàn chân, hoặc cắt cụt bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường.
- Hạ huyết áp thế đứng (do bệnh thần kinh tự chủ của tim).
- Giới hạn vận động khớp do bệnh lý xương và bệnh lý khớp
- Thị lực kém do bệnh võng mạc hoặc đục thủy tinh thể.
- Giữ thăng bằng kém do bệnh lý thần kinh, loét bàn chân, hoặc cắt cụt bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường.
- Hạ huyết áp thế đứng (do bệnh thần kinh tự chủ của tim).
- Giới hạn vận động khớp do bệnh lý xương và bệnh lý khớp
4. Điều trị loãng xương tích cực
Calci và vitamin D là nguyên liệu quan trọng trong quá trình tạo xương. Các bác sĩ khuyến cáo rằng tất cả người trưởng thành nên bổ sung vitamin D với liều 600 IU/ngày trong độ tuổi 51-70 và 800 IU / ngày cho những người trên 70 tuổi. Liều dùng khuyến nghị cho canxi là là 1200mg Calci nguyên tố cho tất cả phụ nữ trên 50 tuổi và nam trên 70 tuổi; 1000mg Calci nguyên tố cho nam giới trong độ tuổi 51-70.
Hiện nay, không có hướng dẫn riêng cho việc bắt đầu dùng thuốc chống loãng xương trong bệnh đái tháo đường. Các thuốc ức chế hủy xương nhóm Bisphosphonates là lựa chọn đầu tiên và phổ biến nhất. Denosumab có thể được sử dụng ở những người có chức năng thận suy giảm.
Tóm lại, bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ loãng xương cao hơn. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chống loãng xương, các biện pháp kiểm soát đường huyết tốt, phòng ngừa hạ đường huyết và té ngã, các chương trình tập luyện thể dục bổ sung calci, vitamin D là nền tảng điều trị loãng xương ở người đái tháo đường.
Viết bình luận