Hiện trên 63 tỉnh thành tại nước ta đều ghi nhận F0 mới. Số ca nhiễm tăng lên mức cao nhất từ khi dịch bùng phát với hơn 21.000 trường hợp.
Từ hơn 8.500 ca mắc Covid-19 được phát hiện, số người dương tính với nCoV tại Việt Nam đã nhanh chóng tăng trở lại trong vài ngày gần đây. Theo dự báo của các chuyên gia, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam có thể tăng thêm trong những ngày tới khi mức độ giao lưu, tiếp xúc của người dân cao hơn.
Trẻ em thuộc nhóm thể chất chưa phát triển toàn diện. Trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh đều chưa được tiêm vaccine. Nhóm đối tượng này chưa biết diễn đạt về triệu chứng bệnh nên đòi hỏi kỹ năng chăm sóc khó hơn, phụ huynh cần đặc biệt chú ý.
Để trẻ an toàn khi đến trường, cách tốt nhất vẫn là thực hiện 5K.
▪ "Một số quốc gia có quy định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên ở trong phòng kín thì nên đeo khẩu trang. Vì thế, để chuẩn bị cho trẻ đến trường an toàn, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen này ở nhà, ngay cả với những trẻ 2 tuổi. Nên sử dụng khẩu trang có khả năng lọc lớn hơn 95% bụi, sương mù, khói,…giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus độc hại giúp bảo vệ sức khỏe và có độ dày nhất định để vừa giúp trẻ dễ thở, vừa có khả năng bảo vệ tốt.
▪ Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn hoặc chạm vào thức ăn, sau khi đi chơi ở bên ngoài, sau khi hắt hơi hoặc ho, sau khi đi vệ sinh… bằng xà phòng. Trang bị những lọ rửa tay khô để trong balo cho trẻ. Bố mẹ cũng có thể dùng những lọ nước rửa tay có mùi thơm dịu để giúp trẻ thấy hứng thú trong việc rửa tay.
▪ Dặn dò trẻ hạn chế tập trung ở những nơi đông người, sân trường. Hướng dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi quy định.
▪ Chuẩn bị cho trẻ bình đựng nước, khăn mặt, khăn tay riêng để sử dụng nếu lớp học không có vật dụng riêng cho từng trẻ. Cần dạy trẻ không chia sẻ đồ dùng và ăn uống cùng bạn bè. Bởi virus và vi khuẩn có thể dễ dàng lây truyền qua đường nước bọt thông qua các vật dụng. Đặc biệt là trong mùa dịch cúm và các dịch bệnh đường hô hấp khác.
▪ Trước khi đi học, gia đình cần kiểm tra thân nhiệt của con. Nếu con trẻ có biểu hiện của ốm, sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở nhà, thông tin cho nhà trường được biết và liên hệ với các cơ sở y tế. Có thể, đây chỉ là biểu hiện của cảm cúm thông thường, nhưng bệnh cũng có thể lây lan cho các bạn học khác. Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm COVID-19 thì nên xét nghiệm nhanh cho trẻ. Nếu trẻ dương tính, cần cách ly trẻ đó với những người chưa tiêm vắc xin trong gia đình. Khi trẻ đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, phụ huynh cần giữ con ở nhà và theo khuyến cáo của y tế địa phương về việc tự cách ly.
▪ Nếu bạn cùng lớp hoặc giáo viên của trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, phụ huynh hãy theo dõi các triệu chứng của con và thực hiện theo các khuyến cáo tự cách ly của y tế địa phương.
▪ Điều quan trọng không kém là người lớn trong gia đình cần tuân thủ 5K, tiêm vắc xin đầy đủ để giảm thiểu sự lây lan dịch cho trẻ và phụ huynh cũng cần tuân theo biện pháp phòng chống dịch của nhà trường. Phụ huynh cũng không nên có cảm giác lo sợ về dịch khiến tâm lý bất an mà hãy tập trung chăm sóc, bảo vệ trẻ thật tốt.
Chỉ sử dụng khẩu trang là không đủ để ngăn chặn lây lan đại dịch COVID-19 mà phải kết hợp áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng dịch 5K, tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ngay khi có thể và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm (ho, hắt hơi, sốt).
Phó thủ tướng khẳng định Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phủ vaccine, trong đó tiêm vaccine cho nhóm đối tượng học sinh để đưa các em trở lại trường. Ông yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn trường học, tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc Covid-19 trong trường học, nhằm vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa không làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập trong nhà trường.
Các ý kiến tại cuộc họp cho rằng lực lượng phòng, chống dịch phải lường đến những tình huống xấu như có thể xuất hiện biến chủng mới lây nhanh hơn, độc lực thấp hơn không đáng kể so với các chủng virus hiện tại, thậm chí có thể "lẩn tránh" vaccine, thuốc điều trị…
Theo báo cáo, tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 và số ca bệnh diễn biến nặng thấp, tuy nhiên, vẫn có trường hợp tử vong. Do vậy, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh yếu tố phòng dịch và lưu ý không để có quá nhiều trẻ mắc bệnh cùng lúc.
Các chuyên gia dự báo khi 20 triệu học sinh đến trường, số trẻ mắc Covid-19 có thể tăng lên bởi thực tế, trẻ em khó thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp 5K.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo việc trẻ lây nhiễm từ trường học về gia đình, trong đó có thể lây cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, có bệnh nền và chưa tiêm vaccine Covid-19 như người cao tuổi, trẻ nhỏ tuổi, phụ nữ mang thai... Vì vậy, nếu không lên kịch bản phòng chống dịch chi tiết khi có trường hợp học sinh mắc sẽ gây lúng túng cho trường học, khiến phụ huynh và xã hội lo lắng.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), dự báo số ca mắc Covid-19 sau Tết tăng cao do hoạt động đi lại và giao lưu dịp Tết. Trong đó, tập trung vào nhóm đối tượng người già, người lớn và trẻ chưa tiêm vaccine, trẻ sơ sinh. Do đó, ông Khoa cho rằng cần các biện pháp bảo vệ tốt để giảm tỷ lệ tử vong.
Ông cho biết Bộ Y tế đang cập nhật phác đồ điều trị học sinh mắc Covid-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc Covid-19 tăng đột biến, gây quá tải.