Đường huyết tăng cao nguy hiểm thế nào?

Đường huyết tăng cao nguy hiểm thế nào?
Nhiều người khi được chẩn đoán vẫn không biết “tăng đường huyết là gì?”, thực tế, đường huyết cao là tình trạng giá trị đo được > 10 mmol/L. Về lâu dài, tình trạng này sẽ làm tổn thương mạch máu, gây biến chứng bệnh mạch vành, đột quỵ...

 Chỉ số đường huyết là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Ở mỗi giai đoạn trong ngày thì chỉ số đường huyết có những sự thay đổi nhất định.

  • Đường huyết đói: < 5.6 mmol/L ( 104 mg/dl)
  • Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: < 7.8 mmol/L (140 mg/dl)
  • Đường huyết trước ngủ: 6.0-8.3 mmol/L ( 110-153 mg/dl)
  • HbA1c: < 5.7 %

Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cụ thể như:

  • Biến chứng cấp: Hôn mê tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết.
  • Biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: gây hạ huyết áp tư thế; gây nhịp tim nhanh, rối loạn cơ thắt bàng quang gây tiểu rắt, bí tiểu, liệt dạ dày, ruột
  • Các biến chứng khác: Sâu răng, dễ bị nhiễm trùng 

Đối với những người có đường huyết cao, để ổn định thì cần phải:

  • Tránh thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao;
  • Ăn đủ, cân bằng về dinh dưỡng, uống đủ nước;
  • Hạn chế dùng các thuốc lâu dài làm đường huyết cao
  • Dùng thuốc theo đơn, theo dõi đường huyết tại nhà, tái khám định kỳ.
  • Giữ lạc quan, vui vẻ, tích cực;
  • Duy trì tập thể dục, vận động;

Tóm lại, đường huyết cao là tình trạng cần theo dõi thường xuyên và liên tục, người bệnh không nên để đường huyết tăng cao bất thường vì sẽ dễ gây ra những biến chứng không mong muốn.

Đang xem: Đường huyết tăng cao nguy hiểm thế nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng