Đặc điểm các thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2

Đặc điểm các thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, nếu không kiểm soát tốt thì đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến biến chứng, làm tổn thương các cơ quan như tim, mắt, thần kinh, thận và mạch máu. Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 là một trong những phương pháp bắt buộc để quản lý bệnh hiệu quả.

1. Điều trị đái tháo đường tuýp 2 bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 được chỉ định khi lượng đường huyết ban đầu của người bệnh tăng quá cao hoặc thất bại trong việc áp dụng lối sống lành mạnh, bao gồm ăn kiêng và tập luyện thể dục để giảm lượng đường huyết. Thông thường, các phác đồ điều trị đái tháo đường tuýp 2 đều khuyến cáo người bệnh nên sử dụng hoạt chất Metformin để hạ đường huyết nếu không có chống chỉ định. Nếu dùng thuốc này mà không đạt mục tiêu điều trị hiệu quả, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định kết hợp thêm thuốc ở nhóm khác, chẳng hạn như Insulin hoặc các viên hạ đường huyết khác tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân.

Việc kết hợp sử dụng các nhóm thuốc điều trị ở bệnh đái tháo đường type 2 lại với nhau là điều khó tránh khỏi vì theo thời gian chức năng tụy tiết Insulin nội sinh ngày càng giảm, một hoạt chất riêng lẻ trong thuốc điều trị sẽ không giúp đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết mà người bệnh hướng đến.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hiếm gặp khiến bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải chuyển sang hẳn sang điều trị hoàn toàn bằng insulin hoặc kết hợp insulin với viên uống hạ đường huyết. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường type 2 người bệnh cũng cần lưu ý: mỗi loại hoạt chất có trong thuốc điều trị đái tháo đường đều có cơ chế, tác dụng riêng và tác dụng phụ khác nhau. Vì vậy, khi điều trị bệnh lý này thì người bệnh cần được bác sĩ khám định kỳ, tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc, tránh tự ý thay đổi liều lượng và thời gian dùng thuốc đã được hướng dẫn.

thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2

Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 theo chỉ định của bác sĩ

2. Thuốc điều trị đái tháo đường type 2 gồm những loại nào?

2.1. Gliclazide MR và Glimepiride

Hai hoạt chất Gliclazide MR và Glimepiride sẽ giúp hạ đường huyết của người bệnh nhờ kích thích tụy tiết Insulin nhiều hơn. Bên cạnh những tác dụng hữu ích thì người dùng cần lưu ý hoạt chất này lại có tác dụng phụ là tụt huyết áp

Khi sử dụng 2 hoạt chất này người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉnh liều theo eGFR (ml/phút/1,73m2) như sau:

  • Gliclazide MR: Liều lượng ban đầu là 30mg một lần và liều lượng tối đa là 120mg một lần. Khi eGFR > 30 thì người bệnh không cần chỉnh liều. Nhưng nếu eGFR < 30 thì người bệnh cần thận trọng (tụt đường huyết);
  • Glimepiride: Liều lượng ban đầu là 1mg một lần và liều lượng tối đa là 6mg một lần. Khi eGFR > 60 thì người bệnh không cần chỉnh liều, eGFR từ khoảng 30 - 60 thì nên giảm liều dùng và nếu eGFR < 30 thì nên ngừng sử dụng.

GLUMERON 30MR là thuốc được điều chế từ hoạt chất Gliclazide giúp người bệnh hạ đường huyết hiệu quả. GLUMERON 30MR thường được các bác sĩ khuyên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường type 2.

2.2. Thuốc điều trị Acarbose

Hoạt chất này có khả năng cạnh tranh, ức chế tác dụng của enzyme thủy phân và chuyển hóa enzyme từ đường phức thành đường đơn. Nhờ khả năng này mà thuốc có thể làm chậm lại quá trình hấp thu Carbohydrate từ ruột. Nhóm thuốc Acarbose có hiệu quả làm giảm lượng đường huyết sau khi ăn nhưng nếu chỉ dùng 1 loại thuốc này thì khả năng hạ đường huyết sẽ không được phát huy.

Tác dụng phụ của hoạt chất này là khiến dạ dày đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Về liều dùng thì người bệnh cần tuân thủ đúng 25 - 100 mg x 3 ngay trước các bữa ăn. Nếu phát hiện eGFR < 25 thì người bệnh không nên dùng.

2.3. Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin và Linagliptin

4 hoạt chất là Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin và Linagliptin đều có khả năng ức chế lại hoạt tính của DPP-4 và tăng nồng độ Incretin sau khi ăn. Trong các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường type 2 thì nhóm 4 hoạt chất này có rất ít tác dụng phụ nhờ vào việc dung nạp tốt. Riêng Saxagliptin có tác dụng phụ là tăng nguy cơ suy tim cho người bệnh. Khi sử dụng thuốc người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và điều chỉnh theo eGFR (ml/phút/1,73m2) như sau:

  • Sitagliptin: Liều lượng ban đầu là 50mg một lần và liều lượng tối đa là 100mg một lần. Nếu eGFR 30 - 49 thì người bệnh nên sử dụng 50mg. Nhưng nếu eGFR < 30 thì nên giảm còn 25mg;
  • Saxagliptin: Liều lượng ban đầu là 2,5mg một lần và liều lượng tối đa là 5mg một lần. Nếu eGFR < 50 thì người bệnh nên sử dụng 2,5mg;
  • Vildagliptin: Liều lượng ban đầu là 50mg một lần và liều lượng tối đa là 100mg một lần. Nếu eGFR < 50 thì người bệnh nên sử dụng 50mg;
  • Linagliptin: Liều lượng hàng ngày 5mg một lần. Hoạt chất này không cần điều chỉnh liều lượng theo eGFR.

2.4. Hoạt chất Empagliflozin, Dapagliflozin

Điều trị đái tháo đường type 2 bằng hoạt 2 hoạt chất Empagliflozin và Dapagliflozin sẽ giúp người bệnh hạ đường đường huyết bằng cách ức chế kênh SGLT2 ở ống thận. Tác dụng phụ của hai hoạt chất này dễ khiến đường sinh dục bị nhiễm khuẩn, do đó cần chú ý vệ sinh cẩn thận.

Khi sử dụng thuốc người bệnh cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉnh liều theo eGFR (ml/phút/1,73m2) như sau:

  • Empagliflozin: Liều lượng hàng ngày ban đầu là 10mg một lần và liều lượng hàng ngày tối đa là 25mg một lần. Nếu eGFR < 30 nên ngưng sử dụng;
  • Dapagliflozin: Liều lượng hàng ngày ban đầu là 5mg một lần và liều lượng hàng ngày tối đa là 10mg một lần. Nếu eGFR < 45 nên ngưng sử dụng.

2.5. Thuốc điều trị đái tháo đường type 2 Metformin HCL

Đây là hoạt chất được khuyên dùng nhờ tác dụng hỗ trợ giảm lượng glucose sản xuất ở gan, giúp cơ thể cải thiện được độ nhạy cảm với Insulin và hạn chế hấp thu glucose tại ruột. Đồng thời, đây cũng là hoạt chất được chỉ định đầu tiên khi điều trị đái tháo đường type 2.

Đối với những loại thuốc chứa hoạt chất Metformin HCL như GliritDHG 500mg/5mg, Metformin Stella 850mg, Metformin stada 500mg, Glucophage 1000mg, Glucofine 1000mg, Glucofast 500mg hoặc 850mg.... Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo liều chỉ định của bác sĩ để điều trị đái tháo đường type 2 hiệu quả.

Sử dụng các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường type 2 không chỉ giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh mà còn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cũng nên áp dụng một chế động ăn kiêng và tập luyện thể dục lành mạnh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bệnh đái tháo đường type 2.

 

Đang xem: Đặc điểm các thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng